THPT TRẦN CAO VÂN
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Trần Cao Vân

Join the forum, it's quick and easy

THPT TRẦN CAO VÂN
Chào mừng bạn đến với diễn đàn Trần Cao Vân
THPT TRẦN CAO VÂN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Bức Ảnh Kỉ Niệm
sinh vien xa thay co , xa cha me, xa nha EmptyFri Feb 15, 2013 9:11 pm by ZeroK

» Forum vắng như cái chùa ý.
sinh vien xa thay co , xa cha me, xa nha EmptyMon Jul 16, 2012 11:24 am by ZeroK

» Câu Đố Mới Đây Mọi Người Cùng Giải Nào !
sinh vien xa thay co , xa cha me, xa nha EmptyMon Jul 16, 2012 11:05 am by ZeroK

» câu này dễ nè
sinh vien xa thay co , xa cha me, xa nha EmptyFri Jul 13, 2012 9:08 pm by congminh12a5

» Ngày hội Kết nối Xanh giữa Doanh nghiệp và Sinh viên
sinh vien xa thay co , xa cha me, xa nha EmptyTue May 29, 2012 2:58 pm by earthhour2012

» Khởi động chiến dịch Tiêu dùng Sản phẩm Xanh 2012
sinh vien xa thay co , xa cha me, xa nha EmptySun May 27, 2012 8:38 pm by earthhour2012

Thống Kê
Hiện có 7 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 7 Khách viếng thăm

Không

[ View the whole list ]


Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 19 người, vào ngày Thu Jun 27, 2013 3:51 pm
April 2024
MonTueWedThuFriSatSun
1234567
891011121314
15161718192021
22232425262728
2930     

Calendar Calendar

Statistics
Diễn Đàn hiện có 289 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: mapichah

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 1492 in 285 subjects

sinh vien xa thay co , xa cha me, xa nha

Go down

sinh vien xa thay co , xa cha me, xa nha Empty sinh vien xa thay co , xa cha me, xa nha

Bài gửi by chinha3pro07_08* Mon Jan 18, 2010 8:37 pm

Những ngày này, nhiều tân sinh viên (SV) từ các tỉnh, thành đến TP.HCM đăng ký nhập học. Có rất nhiều điều mới lạ đối với các tân SV, trong đó có nỗi lo về chỗ ở...

Khăn gói vào giảng đường


Một khu nhà trọ ở làng ĐH Thủ Đức

“Chân ướt chân ráo” cùng với những túi xách nặng trĩu nào là đồ đạc, mền gối, nào là sách vở, nhiều tân SV đi từ bến xe Miền Tây đến khu ký túc xá (KTX) ĐH Quốc gia TP.HCM để làm thủ tục đăng ký nhập học.

Ngày 27, 28 và 29.8 là ba ngày đăng ký nhập học của trường ĐH Khoa học tự nhiên (KHTN) (ĐH Quốc gia TP.HCM), một trong những trường đầu tiên chào đón tân SV trong làng ĐH Thủ Đức.


Hai mẹ con dắt nhau tìm nhà trọ

Dáo dác nhìn xung quanh với ánh mắt lạ lẫm vì lần đầu tiên đặt chân đến TP.HCM, Phạm Thị Ánh Phước (quê ở Quảng Ngãi, tân SV khoa Công nghệ môi trường, trường ĐH KHTN) cảm thấy bỡ ngỡ, lạ lẫm và không dám thưa chuyện với ban quản lý KTX để hỏi về chỗ ở. Mặc dù nhà Phước ở miền núi, khó khăn, nhưng Phước lại không có tên trong danh sách SV được ở KTX. Sau khi được hướng dẫn, Phước mới biết mình không nằm trong dạng ưu tiên được xét trong ba ngày này, mà phải chờ đến ngày 7.9. Thế là với vẻ mặt buồn bã, Phước đi vòng vòng KTX rồi ra ngoài tìm một chỗ trọ qua đêm, chờ hỏi ý kiến gia đình.

Trong khuôn viên KTX của trường, các tân SV trường ĐH KHTN “tay xách nách mang” với vẻ mặt lo lắng đang đi tìm một chỗ để tá túc.

Ghé thăm một phòng KTX của tân SV đến từ tỉnh Bến Tre, chúng tôi thấy được niềm vui hòa với nỗi lo lắng của các cô gái vừa xa quê này. Nguyễn Trường Thiên Kim (quê ở huyện Giồng Trôm, Bến Tre, học ngành Hóa học, trường ĐH KHTN) rất vui khi được theo anh hai, đang học năm 4, trường này vào TP.HCM học, nhưng cũng không khỏi lo lắng khi nghe các anh chị SV năm trước “hù” về sự mất an ninh của làng ĐH Thủ Đức.


Tân SV Thiên Kim trong phòng ở KTX ĐH Quốc gia TP.HCM

Đây là lần đầu tiên Kim sống ở TP.HCM là lần xa quê thứ hai (lần đầu lên học THPT ở thị xã). Đến Thủ Đức từ cuối giờ trưa nhưng phải đợi đến đầu giờ chiều Kim mới được vào làm thủ tục. Xách đồ nặng đứng giữa một nơi lạ lẫm, Kim cảm thấy hồi hộp, lo sợ hơn bao giờ hết. Đến khi nhân viên trong ban quản lý KTX dẫn đến phòng, Kim mới thở phào nhẹ nhõm. “Em lo lắng về phương pháp học ở bậc ĐH, cách xài tiền và môi trường sống ở đây. Em không dám đi đâu, nghe nói phức tạp lắm, chỉ ở trong KTX thôi”, Kim tâm sự.

Cùng với Thiên Kim, Bùi Thị Thùy Dương, tân SV ngành Hóa học, trường ĐH KHTN cũng có cảm giác lo sợ, vì không có người nhà ở TP.HCM và đây là lần đầu tiên Dương sống xa quê. Tuy vậy, Dương vẫn mong muốn được học hỏi để nâng cao kiến thức và tìm hiểu thêm nhiều điều mới lạ ở chốn thị thành.

Một phòng 8 SV, một chiếc máy vi tính cũ. Tất cả các vật dụng khác được các SV tự sắm sửa, mỗi khu phòng trong KTX có một cán bộ quản lý để giúp đỡ các tân SV tìm hiểu thông tin về trường học, về các phương tiện đi lại. Đa số các tân SV đều chia sẻ mơ ước được học giỏi ở giảng đường ĐH và sớm thích nghi với cuộc sống ở TP.HCM.

Mong muốn mau thích nghi với môi trường

Làng ĐH Thủ Đức là nơi tập trung đông SV. Các tân SV đa số đã có mặt để thu xếp chỗ ở, nhiều SV còn phải liên lạc từ xa với bạn bè, người quen để tìm chỗ trước. KTX ĐH Quốc gia TP.HCM niêm yết danh sách với ưu tiên hàng đầu dành cho SV ở các tỉnh có xây KTX như: Bình Phước, Đồng Nai, Bến Tre, Bình Thuận... Vì vậy, khá đông SV các tỉnh khác phải chạy tìm nhà trọ bên ngoài.

Ngô Thị Lệ Hiền và Nguyễn Thị Mỹ Linh, quê ở Bình Định, tân SV khoa Công nghệ môi trường, trường ĐH KHTN gặp tôi khi đang tìm chỗ rút tiền để đóng học phí nhập học. Mỹ Linh cho biết mình thuộc dạng ưu tiên được ở KTX khu A với giá rẻ nhưng vì muốn sống với bạn cùng quê, nên Linh quyết định ở KTX xã hội hóa, 6 người/phòng, với giá mắc nhưng “có bạn bè vui hơn”.

Hiền chia sẻ cảm xúc lo lắng về chỗ ở, về cuộc sống sinh hoạt nơi đây, còn Linh thì thấy buồn khi phải xa gia đình, sống cuộc sống tự lập.

Hạnh phúc hơn Linh và Hiền, Phạm Thị Tuyết Mai, quê ở Quy Nhơn và Bùi Thị Loan, quê ở Nam Định được phụ huynh đưa đến tận phòng trọ và chăm sóc chu đáo.


Ông Vũ Văn Hợp, Trưởng Phòng công tác SV (KTX ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết năm học 2009-2010, KTX dự kiến sắp xếp 8.500 chỗ ở cho SV gồm 7.500 chỗ ở khu A, giá là 70.000 đồng/SV (đối với SV thuộc tỉnh có đóng góp xây dựng KTX), 90.000 đồng/SV cho các đối tượng còn lại và 1.000 chỗ ở khu KTX xã hội hóa, giá 200.000 đồng/người cho các đối tượng không thuộc diện ưu tiên.


Cô Phan Thị Tuyết Lai, 51 tuổi, giáo viên dạy Hóa, mẹ của tân SV Tuyết Mai không giấu nỗi lo lắng khi để con gái lần đầu sống xa nhà. “Lo lắm nhưng ở chung với bạn học của anh hai (anh hai Mai hiện đang học năm 4, ĐH Kinh tế) nên cũng yên tâm”, cô Lai tâm sự. Mặc dù Mai cũng nằm trong danh sách SV được hưởng chính sách ưu tiên, do là con của thương binh, nhưng cô Lai muốn có người quen chăm sóc con gái mình nên quyết định để con gái ở nhà trọ, 900.000 đồng/phòng 4 người, chưa tính tiền điện nước.

Vẫn chưa hết cảm giác say tàu, nhớ nhà và sợ sệt, Mai cho biết sẽ cố gắng thích nghi với môi trường sống cùng bạn bè, anh chị SV. Mai nói thêm mình rất thích được học ở TP.HCM và say mê ngành Công nghệ sinh học, nên lên Sài Gòn học là được “thỏa ước mơ”.

Chỉ được bố đưa đến phòng trọ rồi phải ra tàu về quê làm việc, nên khi thấy Mai được mẹ ở bên cạnh, cảm giác nhớ nhà của Loan, tân SV ngành Toán -Tin, ĐH KHTN bỗng dâng trào. Loan bộc bạch: “Tuy còn lo lắng nhiều thứ nhưng em nghe nói quãng đời SV vui lắm, nhất là khi được sống trong KTX nên mơ ước hiện tại của em là được vào KTX ĐH Quốc gia, được chia sẻ những vui buồn cùng các bạn tân SV”.

chinha3pro07_08*
Thành viên khá tích cực
Thành viên khá tích cực

Posts : 12
Danh tiếng : 0
Join date : 10/01/2010

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết